Dịch vụ Công bố chất lượng phụ gia thực phẩm

Phụ gia thực phẩm là chất được chủ định đưa vào thực phẩm trong quá trình sản xuất, có hoặc không có giá trị dinh dưỡng, nhằm giữ hoặc cải thiện đặc tính của thực phẩm. Các tổ chức, cá nhân muốn sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh tại thị trường Việt Nam các sản phẩm phụ gia nằm trong “danh mục” do Bộ Y tế ban hành phải đăng ký Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm. Trong phạm bài viết, Luật Việt Phong cung cấp một số thông tin liên quan đến thủ tục công bố phụ gia thực phẩm cho quý khách hàng tham khảo như sau: 

1. Thủ tục Công bố chất lượng phụ gia thực phẩm

1.1 Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
- Thẩm quyền tiếp nhận và cấp giấy xác nhận công bố phụ gia thực phẩm do Cục An toàn vệ sinh – Bộ Y tế cấp phép. 
1.2 Hồ sơ Công bố chất lượng phụ gia thực phẩm
- Đối với sản phẩm nhập khẩu:
+ Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (theo mẫu);
+ Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
+ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm công bố trong vòng 12 tháng;
+ Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
+ Mẫu nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và có nhãn phụ bằng tiếng Việt;
+ Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh (sản phẩm lần đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam);
+ Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện về an toàn thực phẩm;
+ Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
- Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
+ Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
+ Bản thông tin chi tiết và sản phẩm;
+ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng;
+ Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
+ Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
+ Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
1.3 Thời hạn giải quyết
- Trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Thời hạn hiệu lực của phiếu tiếp nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm là 03 năm.

2. Quy trình thực hiện thủ tục công bố tại Luật Việt Phong

- Tư vấn hoàn toàn miễn phí cho khách hàng về các thủ tục, hồ sơ cần cho việc công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm.
- Soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng phụ gia thực phẩm cho quý khách hàng;
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ công bố tại Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan liên quan tới việc công bố chất lượng phụ gia thực phẩm;
- Theo dõi quy trình thẩm định hồ sơ, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình xin cấp phép;
- Giao giấy chứng nhận kèm hồ sơ công bố đến tận tay cho quý khách.

3. Tài liệu khách hàng cần cung cấp

-  Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản scan màu);
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản scan màu) ( đối với phụ gia sản xuất trong nước);
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu) (nếu có);
- Mẫu nhãn sản phẩm.

4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Công bố chất lượng phụ gia thực phẩm tại Luật Việt Phong

- Được cung cấp hệ thống các văn bản pháp lý hoàn toàn miễn phí;
- Được tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư, chuyên viên chuyên nghiệp và nhiệt tình;
-  Nhận được sự tư vấn hoàn toàn miễn phí của Luật Việt Phong từ khi có nhu cầu đăng ký công bố cho tới tận sau khi nhận được thành quả trong tay;
- Nhanh chóng nhận được thành quả của việc sử dụng dịch vụ từ phía chúng tôi: Giấy chứng nhận công bố chất lượng phụ gia thực phẩm;
- Tiết kiệm thời gian và đơn giản hóa thủ tục xin giấy phép;
- Báo giá nhanh chóng.
 

Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá