Công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Chất lượng cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, nhu cầu cải thiện đời sống, sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ trợ sức khoẻ cũng ngày một phát triển. Việc kinh doanh này cũng ngày càng thu hút nhiều chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, khi tiếp cận và đưa vào thị trường Việt Nam những thực phẩm chức năng này mà chưa có quy chuẩn kĩ thuật, cơ sở phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Đây không phải là một công việc đơn giản với nhiều chủ thể không chuyên. Nắm bắt được nhu cầu của khách hàng trong vấn đề này, Luật Việt Phong cung cấp tới quý khách dịch vụ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật.

1. Điều kiện để cơ sở được phép phân phối thực phẩm chức năng nhập khẩu

- Cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm.
- Cơ sở có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT.
- Sản phẩm thực phẩm chức năng phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.
- Các lô hàng thực phẩm chức năng nhập khẩu vào Việt Nam phải được kiểm tra tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và được cấp Thông báo lô hàng đạt chất lượng nhập khẩu (theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP).

2. Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật

- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, được quy định tại Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP;
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm, được quy định tại Mẫu số 03b ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP (có đóng dấu giáp lai của tổ chức, cá nhân);
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc chứng nhận y tế hoặc giấy chứng nhận tương đương do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm (bản gốc hoặc bản sao công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, do các đối tượng sau cấp: Phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng); hoặc Phòng kiểm nghiệm của nước xuất xứ được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam thừa nhận (bản gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự);
- Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Nhãn sản phẩm lưu hành tại nước xuất xứ và nhãn phụ bằng tiếng Việt (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân nhập khẩu thực phẩm (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở nhập khẩu thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu);
- Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

3. Trình tự Luật Việt Phong thực hiện việc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật

Bước 1: Tư vấn sơ bộ trước khi thực hiện thủ tục công bố phù hợp an toàn vệ sinh thực phẩm
Bước 2: Hỗ trợ khách hàng trong việc hoàn thiện hồ sơ và nộp tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Bước 3: Kiểm tra tiến độ xét duyệt hồ sơ
Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải cấp Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm là thực phẩm chức năng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 01b ban hành kèm theo Nghị định 38/2012/NĐ-CP; trường hợp không cấp Giấy Xác nhận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản lý do không cấp.
Bước 4: Đại diện khách hàng nhận Giấy xác nhận phù hợp an toàn vệ sinh thực phẩm và bàn giao lại thành quả cho khách hàng

4. Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật

- Nhận được sự tư vấn tận tình và hoàn toàn miễn phí đối với nhu cầu của khách hàng về việc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu chưa có quy chuẩn kỹ thuật
- Nhanh chóng nhận được thành quả của dịch vụ chỉ sau 30 ngày làm việc mà không cần đi lại trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình công bố, mọi hồ sơ, thủ tục đều do chuyên viên của chúng tôi đại diện khách hàng soạn thảo và làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Được cung cấp văn bản pháp luật hoàn toàn miễn phí
 

Quý khách vui lòng gửi bình luận và đánh giá.

Gửi đánh giá